NGỌC VIỆT GIẤC NGỦ GIÚP DỌN DẸP NÃO BỘ

GIẤC NGỦ GIÚP DỌN DẸP NÃO BỘ

Nguyên nhân chính xác tại sao con người phải ngủ đã trở thành một trong những điều bí ẩn bậc nhất của khoa học hiện đại. Nhiều học thuyết khác nhau đã được đưa ra nhưng sự thật là vẫn chưa ai chắc chắn 100% về lý do tại sao ta lại dành khoảng 1/3 cuộc đời cho hoạt động này.

Đã có vô vàn nghiên cứu chỉ ra cách giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ và “sửa chữa” cơ thể, nhưng nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng những điều này không giải thích một cách đầy đủ mục đích ẩn giấu đằng sau giấc ngủ, đặc biệt là từ góc nhìn tiến hóa. Việc dành quá nhiều thời gian sống để ngủ và đặt bản thân vào tình trạng vô cùng dễ bị tổn thương mang lại một mối nguy hiểm lớn cho con người, vậy nên nhiều chuyên gia tin rằng phải có một lý do nào đó thuyết phục hơn lý giải tại sao ta lại ngủ.

Tuy vậy, một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự ủng hộ ngày càng rộng rãi cho một trong những học thuyết hàng đầu về giấc ngủ – cho rằng giấc ngủ là vô cùng cần thiết giúp não bộ dọn dẹp và tái khởi động sau những hoạt động diễn ra vào ngày trước đó.

Một bài báo nghiên cứu phát hành năm 2013 của Tập San Khoa học tiết lộ rằng giấc ngủ mang đến một cơ hội giúp não bộ tự dọn dẹp. Bản thân nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu dòng chuyển động ở dịch não của những con chuột trong trạng thái thức và trạng thái ngủ. Các nghiên cứu tập trung đặc biệt vào sự chuyển động của các dòng chất dịch trong hệ glymphatic hoặc những khoảng trống giữa những neuron. Đây giống như kiểu một hệ thống loại bỏ rác thải, xóa bỏ đi những chất thải mà các tế bào não sản sinh ra khi thực hiện các công việc thường nhật.

Dòng di chuyển của cách chất dịch não bộ khi ngủ.

Tuy nhiên, vận chuyển những chất thải này đòi hỏi một nguồn năng lượng khá lớn, và các nhà nghiên cứu đã đặt ra giải thiết rằng não bộ sẽ không thể vừa hỗ trợ chức năng dọn dẹp này vừa xử lý thông tin cùng một lúc. Để kiểm tra ý tưởng này, trưởng nhóm nghiên cứu, Lulu Xie, dành 2 năm để huấn luyện chuột ngủ trên một tấm kính hiển vi cho phép các nhà nghiên cứu quan sát chuyển động màu ở các mô sống.

Sau khi hoạt động đo điện não đồ xác nhận chắc chắn chuột đã ngủ, một màu nhuộm xanh được tiêm vào dịch não tủy. Nửa tiếng sau, chuột được đánh thức và một màu nhuộm đỏ được tiêm vào. Qua quá trình này, các nhà nghiên cứu đã có thể quan sát được sự chuyển động của các mực xanh và đỏ trong não bộ. Cái họ nhìn thấy được là mặc dù có một lượng lớn dịch não tủy chuyển dịch trong não trong lúc ngủ, nhưng lúc tỉnh, sự chuyển động này lại rất hạn chế.

Khoảng cách giữa các tế bào thần kinh trở nên rộng hơn trong lúc ngủ. 

Vậy tại sao lại có sự chuyển động dịch não tủy lớn như vậy trong trạng thái ngủ so với lúc thức? Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng khoảng không trong các kẽ giữa các tế bào não trở nên rộng hơn trong lúc ngủ, cho phép dịch não tủy di chuyển trơn tru hơn. Các kênh chuyển động này tăng khoảng 60% trong lúc ngủ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra khi tiêm một số loại protein nhất định vào chuột, các protein này được dọn sạch nhanh hơn nhiều trong lúc ngủ.

Ý nghĩa của phát hiện.

“Những phát hiện này có ý nghĩa cực lớn trong điều trị những căn bệnh “khiến não bị bẩn” như Alzheimer. Hiểu được chính xác cách thức và thời điểm não bộ kích hoạt hệ bạch huyết g (glymphatic) và dọn sạch rác thải là bước tối quan trọng đầu tiên trong nỗ lực điều chỉnh hệ thống này và giúp nó làm việc hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng một số bệnh lý thần kinh nhất định như mất trí, bệnh Alzheimer và đột quỵ đều có thể có liên đới với các rối loạn giấc ngủ. Theo Nedergaard, những kết quả này có thể cho thấy việc thiếu ngủ có thể đóng một vai trò nhân quả trong các bệnh lý này. Bây giờ khi các nhà nghiên cứu đã định rõ được quá trình dọn dẹp não bộ này, họ hy vọng điều này sẽ thúc đẩy nhiều nghiên cứu hơn nữa về quá trình này diễn ra như thế nào và vai trò tiềm năng của nó trong các bệnh lý thần kinh như bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu cũng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ. “Điều này có thể mở ra nhiều cuộc tranh luận cho nhóm nhân viên làm ca đêm. Có thể bạn sẽ gặp thương tổn cho não bộ nếu không ngủ đủ giấc”, Nedergaard chia sẻ với tại chí Science.

Nguồn. View Article Sources

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn sẽ thích

Scroll to Top