ngọc việt trị liệu tâm lý - đối phó với cảm xúc tiêu cực

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CẢM XÚC TIÊU CỰC?

Một vấn đề quen thuộc với nhiều người: Làm sao để đối phó với những cảm xúc tiêu cực cứ mãi len lỏi khi ta bị căng thẳng hoặc tổn thương? Liệu ta có nên kìm nén cơn giận, sự bực dọc và cứ vờ như nó không tồn tại, hay ta có thể tìm cách hạn chế tác động tiêu cực từ những cảm xúc này? Hoặc ta nên làm liều, biến mọi thứ tệ hại hơn bằng những lời nói hay hành động sai trái? Có thể thấy được rằng, “dồn nén cảm xúc” chắc chắn không phải lựa chọn hay và có một số kỹ thuật mà tất cả chúng ta đều dễ dàng áp dụng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng tự hỏi mình phải làm gì với những cảm xúc tiêu cực này thì bạn chẳng phải người duy nhất vật lộn với chúng. Rất nhiều người cũng có thắc mắc tương tự như vậy về sự căng thẳng và cách đối phó với nó. Những người này khi rơi vào những cảm xúc tiêu cực như tổn thương, bực dọc hoặc giận dữ, họ biết rằng mình không nên giả vờ như không cảm thấy gì nhưng họ cũng không muốn mình chết chìm trong những cảm giác tiêu cực và cứ mãi đăm chiêu về chúng như vậy. Hầu hết chúng ta đều biết rằng đây là những cách làm không giúp đẩy lùi căng thẳng, vậy đâu là những lựa chọn khác?

Bạn đúng khi cho rằng ngó lơ cảm xúc ( kiểu như “dồn nén cơn giận”) không phải là cách làm tốt để xử lý chúng. Nói chung, làm vậy không khiến chúng biến mất, mà lại có thể khiến chúng bộc lộ ra theo nhiều cách khác. Vì cảm xúc của bạn đóng vai trò như một dấu hiệu cho thấy những điều bạn đang làm có hiệu quả hay là không.

Nếu bạn cảm thấy tức giận hay bực dọc, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy có thứ gì đó cần thay đổi. Nếu bạn không thay đổi tình huống hay cách suy nghĩ tiêu cực khiến bạn có những cảm xúc “báo động đỏ” khó chịu này, nó sẽ tiếp tục khơi dậy.

Ngoài ra, khi không xử lý những cảm xúc tiêu cực của bản thân, chúng sẽ gây ra vấn đề lên sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn.

Tuy nhiên, chìm đắm, hay day đi day lại nỗi bực dọc, oán giận và những cảm xúc tiêu cực khác cũng mang đến những hệ lụy chẳng hay ho gì cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những cảm xúc của chính mình và làm gì đó để giải tỏa chúng. Sau đây là một số đề xuất:

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân. 

Hãy tự nhìn vào nội tâm mình và cố gắng định vị những tình huống gây ra căng thẳng cùng những cảm xúc tiêu cực trong đời sống.

Cảm xúc tiêu cực có thể đến từ một sự kiện khơi mào: công việc quá tải chẳng hạn.

Cảm xúc tiêu cực cũng có thể là kết quả của những suy tư về một sự kiện; cách ta phiên giải cái đã diễn ra có thể làm thay đổi cách ta trải nghiệm sự kiện và có thể gây ra căng thẳng.

Nhiệm vụ chủ chốt của cảm xúc chính là làm cho bạn nhìn ra vấn đề để bạn thực hiện những thay đổi cần thiết.

Thực hiện mọi thay đổi mà mình có thể. 

Hãy lấy những gì bạn học được từ đề xuất ở trên và thực hành chúng. Giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng và bạn sẽ thấy bản thân càng ngày càng bớt cảm giác tiêu cực hơn.

Bao gồm các hoạt động sau: 

– Giảm thiểu căng thẳng trong công việc

– Học cách giao tiếp một cách quyết đoán (để không cảm thấy bị người khác o ép).

– Thay đổi những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng một quá trình có tên tái cấu trúc nhận thức.

Tìm cách giải tỏa. 

Thực hiện thay đổi trong đời sống có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó không xóa bỏ hoàn toàn yếu tố gây căng thẳng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong cuộc sống để bản thân bớt khó chịu thì bạn cũng cần phải tìm ra những cách giải tỏa lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.

– Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

– Thiền định có thể giúp bạn tìm thấy một “không gian” nội tâm cho mình, từ đó cảm xúc sẽ không quá tải hay bị “tràn ly”

– Tìm cơ hội tận hưởng, cho cuộc sống nhiều tiếng cười hơn, tất cả sẽ làm thay đổi góc nhìn và giải tỏa căng thẳng. 

– Chỉ cần tìm ra một số ít những cách giải tỏa thôi, và bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện

Bạn cũng có thể thực hành những lựa chọn lành mạnh để giảm hiện tượng căng thẳng tiếp diễn. Hãy cứ thử và bạn sẽ bớt thấy căng thẳng hơn.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-should-i-deal-with-negative-emotions-3144603

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn sẽ thích

Scroll to Top