Ý nghĩa của chỉ số V- A- K

V-A-K là phương pháp hấp thu kiến thức bằng cách tiếp cận các nguồn thông tin qua thị giác, thính giác hoặc vận động. V-A-K cho phép cá nhân xác định rõ khả năng hấp thu đặc biệt của bản thân để có phương pháp học tập tốt nhất.

Phong cách học tập V-A-K rất quan trọng, giúp cá nhân cải thiện thành tích học tập trong bất kỳ môi trường nào. Nghiên cứu chỉ ra rằng những cách tiếp thu thụ động sẽ hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của từng cá nhân. Để chủ động trong phong cách tiếp nhận thông tin, chúng ta đơn giản chỉ tiếp thu bằng cách tiếp nhận thông tin theo cách riêng của bản thân.Khi chúng ta sử dụng cách hấp thu nổi trội theo các loại hình thông minh sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì trí nhớ tốt hơn.

1. Hấp thu kiến thức qua thị giác: V – visual (nhìn):

Young woman framing eyes with hands, close-up, portrait

1.1. Đặc điểm nhận biết

Ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết các hình ảnh.

Học thông qua việc hình dung từ ngữ, hình ảnh.

Thực hành bằng cách nhìn nhiều lần.

Đọc nhanh, học nhẩm, ghi nhớ các chi tiết rõ ràng.

Nhớ lâu ký ức, khuôn mặt của những người đã gặp.

Hứng thú với việc tự đọc sách, không dễ bị phân tán bởi người, sự vật xung quanh.

Rất chú ý đến vẻ bề ngoài của mình, biết cách sắp xếp và phối màu sắc trong trang phục.

Khuynh hướng quan tâm đến người khác, nhưng ít thể hiện ra bề ngoài.

Có thể đào tạo để mở rộng kỹ năng quan sát, khả năng cảm nhận cái đẹp và những công việc liên quan đến sự chuyên nghiệp.

Đánh dấu bằng màu sắc khác nhau để sắp xếp, tổ chức.

Tập thói quen ghi chép, sử dụng bút dạ quang để nổi bật những tiêu đề, nội dung quan trọng.

Thể hiện thông tin bằng hình ảnh để giúp ghi nhớ tốt hơn như: sử dụng sơ đồ tư duy, tranh ảnh, biểu đồ, sách minh họa, phim ảnh, video, v.v…

Khi học, cần nhìn thấy cử chỉ, nét mặt của giáo viên để dễ dàng hình dung, xâu chuỗi thông tin.

Hỗ trợ các dụng cụ học tập để tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin như: giấy ghi chú, sticker, từ điển, v.v…

Tập làm quen với các trò chơi có sự tập trung như: ghép số, từ, biểu tượng… bằng cách xoay chúng đểđổi vị trí và nhớ vị trí chúng ở đâu.

Đối với trẻ, nên dạy trẻ học thứ tự trước sau và liệt kê những thông tin theo từng đoạn. Dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường như: biểu tượng dừng lại, chất độc, nguy hiểm… Hoặc giảm đi số lượng thông tin trên một trang giấy, tránh gây xao nhãng thị giác của trẻ như: cách ly thông tin trình bày.

1.2.Phương pháp cải thiện

Đánh dấu bằng màu sắc khác nhau để sắp xếp, tổ chức.

Tập thói quen ghi chép, sử dụng bút dạ quang để nổi bật những tiêu đề, nội dung quan trọng.

Thể hiện thông tin bằng hình ảnh để giúp ghi nhớ tốt hơn như: sử dụng sơ đồ tư duy, tranh ảnh, biểu đồ, sách minh họa, phim ảnh, video, v.v…

Khi học, cần nhìn thấy cử chỉ, nét mặt của giáo viên để dễ dàng hình dung, xâu chuỗi thông tin.

Hỗ trợ các dụng cụ học tập để tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin như: giấy ghi chú, sticker, từ điển, v.v…

Tập làm quen với các trò chơi có sự tập trung như: ghép số, từ, biểu tượng… bằng cách xoay chúng đểđổi vị trí và nhớ vị trí chúng ở đâu. Đối với trẻ, nên dạy trẻ học thứ tự trước sau và liệt kê những thông tin theo từng đoạn. Dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường như: biểu tượng dừng lại, chất độc, nguy hiểm… Hoặc giảm đi số lượng thông tin trên một trang giấy, tránh gây xao nhãng thị giác của trẻ như: cách ly thông tin trình bày

2. Hấp thu kiến thức qua thính giác: A – auditory (nghe):

2.1 Đặc điểm nhận biết

Có khả năng nhận biết âm thanh, giọng nói của người quen.

Học bằng cách ghi nhớ thông qua việc lắng nghe hoặc bắt chước cử chỉ, nhịp điệu.

Giọng nói có tiết tấu, biến hóa, có khả năng điều chỉnh ngữ điệu trong giọng nói.

Khuynh hướng nói chuyện trong lớp, thường là người dẫn dắt câu chuyện. Thích đọc to và thích lắng nghe người khác kể chuyện, đọc sách, thuyết trình.

Khi ngồi nói chuyện nửa thân trên hơi đổ về phía trước hoặc nghiêng tai lắng nghe.

Phát biểu một cách ngẫu hứng, nhạy cảm với âm thanh vì thế dễ bị phân tán bởi âm thanh, tiếng ồn.

Khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác thông qua giọng nói.

Trí nhớ nhanh nhưng không sâu so với học bằng thị giác và vận động.

2.2 Phương pháp cải thiện:

Cần học trong môi trường yên tĩnh, tránh các tiếng động, sự di chuyển.

Trau dồi kỹ năng lắng nghe.

Tham gia các khóa học ngôn ngữ, thuyết trình. Tập diễn thuyết, kể chuyện, tham gia vào các cuộc thảo luận.

Ghi chú, ghi âm, nghe băng đĩa, học từ vựng bằng cách nghe nhiều giọng nói khác nhau.

Đọc to thành tiếng hoặc môi mấp máy để có thể nghe được từ ngữ hoặc ôn lại với người khác.

Nên tạo ra các thuật ngữ và vần điệu riêng để ghi nhớ thông tin sâu hơn như: cách điệu bài hát, chuyển thể nội dung sang bài hát.

Sử dụng ngón trỏ để dò theo văn bản để tránh việc bỏ qua các từ hay cả dòng, rèn luyện kỹ năng viết lách để ghi lại các nội dung mấu chốt.

Làm cho không khí vui vẻ và tích cực, khen thưởng bằng cách chúc mừng, khen ngợi.

Khi cần nhớ thông tin, nhắc nhở lại tình huống mà thông tin được trình bày lần trước.

3. Hấp thu kiến thức qua vân động: K – kinesthetic (hoạt động)

3.1 Đặc điểm nhận biết

Ghi nhớ thông tin bằng cách vận động và thao tác như: thường đi đi lại lại, đi lòng vòng, xoay bút, gõ bút chì, rung chân, nhịp chân hoặc đồng thời có thể nghe nhạc khi học.

Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.

Thích phiêu lưu, thử nghiệm, hứng thú với các hoạt động khiêu vũ, kịch…

Thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ thay cho lời nói.

Năng động, học bằng cách chạm vào sự vật hoặc chạm vào người khác để gây sự chú ý.

Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu một chỗ, và có thể nổi cáu do nhu cầu thích hoạt động và khám phá.

Thích các hoạt động ngoài trời, tham gia các trò chơi vận động và thực tiễn. Học nhóm, tham gia thảo luận.

3.2 Phương pháp cải thiện

Khuyến khích diễn tả cảm xúc thông qua các hoạt động cơ thể.

Tăng cường thực hành các môn học, sử dụng tối ưu các công cụ giảng dạy thực hành.

Học trong một khoảng thời gian ngắn thay vì ngồi lâu một chỗ.

Tạo điều kiện di chuyển cơ thể và địa điểm mỗi khi học. Sử dụng kỹ thuật về vận động – cử chỉ tay như: chơi yoyo, hoặc chơi các món đồ chơi trên tay khi học để giảm căng thẳng.

Khuyến khích sáng tạo qua các trò chơi.

Tham quan bảo tàng, nghệ thuật gốm sứ, trồng cây, làm vườn…

Học nhóm, tham gia thảo luận, giải quyết các bài tập tình huống, tham gia các chuyến đi thực tế.

Đối với trẻ, nên dạy trẻ thông qua các trò chơi đánh vần, lên bảng làm cô giáo, hay dùng các thẻ nhớ. Bạn có thể dùng máy tính để dạy ngôn ngữ và toán vì những đứa trẻ được dùng tay để tăng khả năng hứng thú trong việc học.

Khi đọc truyện, bạn hãy phân vai cho trẻ đóng một vai tích cực. Khi đó, bạn có thể ghi âm cho cháu nghe lại hay đóng lại vai với các thành viên khác trong gia đình.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn sẽ thích

Scroll to Top